ỦY NHIỆM CHI LÀ GÌ?

Hoàng Nam

ỦY NHIỆM CHI LÀ GÌ?

Mọi người thường hay nghe các bạn dân kinh tế nhắc đến thuật ngữ Ủy nhiệm chi trong các thủ tục thanh toán. Vậy UNC là gì? (viết tắt của Ủy nhiệm chi).

Ủy nhiệm chi hay UNC là lệnh chi của chủ tài khoản uỷ nhiệm cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (thông thường là ngân hàng) trích một số tiền nhất định từ tài khoản tiền gửi của mình để chuyển cho người khác có tài khoản cùng hệ thống hoặc khác hệ thống.
UNC được áp dụng trong thanh toán công nợ (tiền hàng hoá, dịch vụ) hoặc chủ tài khoản muốn chuyển tiền cho người khác.

MỤC ĐÍCH LÀM UNC

Doanh nghiệp hay cá nhân nào khi tham gia kinh doanh đều bắt buộc phải có một số tài khoản tại một ngân hàng nào đó. Khi phát sinh giao dịch, hai bên sẽ ghi nhận công nợ và tùy theo thỏa thuận thanh toán mà đưa ra cách thức thanh toán. Theo quy định của luật thuế thì giao dịch trên 20 triệu đồng phải được thanh toán bằng chuyển khoản thì mới được khấu trừ thuế GTGT. Thay vì mang tiền mặt công ty đi chuyển khoản cho bên kia thì bạn có thể ủy nhiệm cho ngân hàng làm việc này, với điều kiện tài khoản của bạn phải có số dư đảm bảo lớn hơn số tiền bạn cần chuyển.

Khi làm lệnh UNC xong, bạn chỉ cần đến quầy giao dịch ngân hàng trình cho Giao dịch viên để hoàn thành thủ tục thanh toán cho bên kia. Ngân hàng sẽ thay mặt bạn chuyển khoản theo đúng thông tin bạn điền trên UNC. Chứng từ ngân hàng sẽ là căn cứ khấu trừ thuế GTGT sau này của doanh nghiệp bạn khi đến kỳ quyết toán thuế.

LẬP UNC NHƯ THẾ NÀO?

UNC được lập khá đơn giản, bạn cần nắm rõ thông tin của người nhận để tránh sai sót trong quá trình chuyển khoản, mất thời gian thanh toán, ảnh hưởng đến thời hạn và uy tín của bạn.

Tất cả các ngân hàng đều có mẫu UNC riêng, bạn cần liên hệ ngân hàng để lấy mẫu đúng. Thông thường tại các doanh nghiệp, kế toán ngân hàng sẽ xin sẵn mẫu UNC của ngân hàng, khi có phát sinh giao dịch thì kế toán điền thông tin vào mẫu, trình Kế toán trưởng và Giám đốc ký duyệt, rồi đến ngân hàng làm thủ tục thanh toán. Việc làm này giúp cho các bạn kế toán tiết kiệm thời gian đi lại và nếu có sai sót sẽ đỡ mất thời gian sửa. Lưu ý chữ ký của Kế toán trưởng và Giám đốc đã được đăng ký trước tại ngân hàng và có giá trị pháp lý đối với các lệnh UNC, chỉ có KTT và GĐ mới có quyền đi lệnh UNC. Nhân viên ngân hàng sẽ đối chiếu chữ ký mẫu đã đăng ký trước với chữ ký trong lệnh UNC hiện tại, đồng thời trên UNC phải có dấu đỏ công ty thì mới hợp lệ, lúc đó UNC mới được duyệt. Số tiền trên UNC cần ghi rõ ràng, đúng số tiền bằng chữ và bằng số.

Trên mẫu UNC, bạn cần điền đầy đủ thông tin của 2 bên: bên gửi và bên nhận. Các thông tin cần chính xác, đúng và đủ. Ngoài thông tin về công ty (Tên, MST, địa chỉ) các bạn cần lưu ý thêm thông tin tài khoản ngân hàng của người nhận. Cần ghi đúng tên ngân hàng, phòng giao dịch/ chi nhánh, tên thụ hưởng , sai một từ cũng làm lệnh đi tiền của ngân hàng bị treo, tiền sẽ không đến được vào tài khoản của người nhận, sai sót này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín và thiệt hại tài sản của công ty.

Đây là mẫu UNC để các bạn tham khảo

mau uy nhiem chi 1024x764 1 1 1

Viết một bình luận

zalo-icon
facebook-icon
phone-icon